[ Tin nhắn mới · Thành viên · Nội quy diễn đàn · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum moderator: Administrators  
Diễn đàn » Hội tụ tinh hoa âm nhạc tổng hợp [Giao lưu chia sẻ trao đổi kiến thức âm nhạc] » Tổng hợp các bài viết khác liên quan tới âm nhạc » Nhạc lý cơ bản - Bài 13: Dấu hóa (Dấu hóa là gì?)
Nhạc lý cơ bản - Bài 13: Dấu hóa
Administrators
Data: Thứ bảy, 2015-09-19, 3:37 PM
Offline
Bài viết: 71
Dấu hóa là gì? Dấu hóa là kí hiệu cho biết sẽ làm thay đổi cao độ của nốt nhạc lên cao hay xuống thấp với khoảng cách ½ cung so với vị trí nó đang đứng. 3 loại dấu hóa thường dùng là: dấu thăng(#), dấu giáng (b), dấu bình (dấu hoàn). Ngoài ra còn có dấu thăng kép và dấu giáng kép

Dấu thăng (#)
Dấu Giáng (b)
Dấu Bình (Dấu Hoàn)

Và 2 loại dấu thăng kép và giáng kép
Ảnh hưởng của dấu hóa Tuỳ theo vị trí, dấu hoá có tác dụng và tên gọi như sau:
A:
 Dấu hóa theo khóa Dấu hoá theo khoá viết ở đầu mỗi khuông nhạc. Dấu hoá này ảnh hưởng đến tất cả nốt nhạc nào mang tên dấu hoá đó

Tất cả các nốt Pha trong bài nhạc đều phải nâng cao lên 1/2 cung do ảnh hưởng của dấu hóa pha thăng ở đầu khoá. 

Tất cả các nốt Si trong bài nhạc đều phải hạ thấp xuống 1/2 cung do ảnh hưởng của dấu hoá Si giáng ở đầu khoá.
* Lưu ý: Chỉ có 2 loại dấu hoá là dấu thăng và dấu giáng được sử dụng làm dấu hoá theo khoá. Khi sáng tác bài hát hoặc bản nhạc, việc lựa chọn xây dựng bài hát, bản nhạc trên một gam nào đó tuỳ thuộc vào chủ ý của tác giả. Nếu xây dựng trên gam Đô trưởng hoặc La thứ thì không xuất hiện dấu hoá theo khoá. Còn nếu xây dựng trên một gam khác 2 gam trên thì bắt buộc phải sử dụng dấu hoá theo khoá. Cụ thể các em sẽ được tham khảo ở những bài sau.

* Trình tự xuất hiện dấu thăng
Theo vòng quãng 5 đi lên (quãng 4 đi xuống) Pha-Đô-Son-Rê-La-Mi-Si

* Trình tự xuất hiện dấu giáng
Theo vòng quãng 4 đi lên (quãng 5 đi xuống) Si-Mi-La-Rê-Son-Đô-Pha

* Cách tính giọng với hoá biểu có dấu thăng
Từ dấu thăng cuối cùng tính lên quãng 2 thứ (0,5cung) ta được giọng trưởng, tính xuống quãng 3 thứ (1,5 cung) ta được giọng thứ song song:
VD: Từ dấu thăng nốt Đô tính lên Đô-Rê:Ta được giọng Rê trưởng, tính tiếp xuống Đô-Si-La ta được giọng La thứ.

* Cách tính giọng với hoá biểu có dấu giáng
Từ dấu giáng cuối cùng tính xuống quãng 4 giảm (2,5cung) ta được giọng trưởng, tính xuống quãng 3 thứ (1,5 cung) ta được giọng thứ song song
VD: Từ dấu giáng nốt Mi tính xuống Mi-Rê-Đô-Si, Ta được giọng Si giáng trưởng, tính tiếp xuống Si giáng-La giáng-Son ta được giọng Son thứ. Đối với các hoá biểu có 2 dấu giáng trở lên, lấy tên nốt có dấu giáng áp út chính là tên của giọng trưởng.

B.DẤU HOÁ BẤT THƯỜNG:
Dấu hoá bất thường không có vị trí cố định, thỉnh thoảng xuất hiện trong bản nhạc nên gọi là dấu hoá bất thường. Dấu hoá bất thường đặt ngay trước nốt nhạc và chỉ ảnh hưởng trong một ô nhịp.

* Tất cả 5 loại dấu hoá: thăng, thăng kép, giáng, giáng kép, dấu bình đều được dùng làm dấu hoá bất thường. 

Tác giả: TAMPHAM
Trang:hocorgan.com
File đính kèm: (Bạn chỉ download được 1 file cùng lúc, vui lòng download từng file)
6559546.png (18.7 Kb) · 3624326.png (16.2 Kb) · 1870483.png (20.4 Kb) · 5190572.png (28.2 Kb) · 6582715.png (3.5 Kb) · 0936371.png (3.6 Kb) · 9675627.png (2.7 Kb)


★★★★★ Tôi muốn thử thách chính mình ★★★★★
 
Đức
Data: Chủ nhật, 2016-07-03, 11:11 AM
Offline
Bài viết: 5
Dấu hóa là gì? Dấu hóa là kí hiệu cho biết sẽ làm thay đổi cao độ của nốt nhạc lên cao hay xuống thấp với khoảng cách ½ cung so với vị trí nó đang đứng. 3 loại dấu hóa thường dùng là: dấu thăng(#), dấu giáng (b), dấu bình (dấu hoàn). Ngoài ra còn có dấu thăng kép và dấu giáng kép
 
Diễn đàn » Hội tụ tinh hoa âm nhạc tổng hợp [Giao lưu chia sẻ trao đổi kiến thức âm nhạc] » Tổng hợp các bài viết khác liên quan tới âm nhạc » Nhạc lý cơ bản - Bài 13: Dấu hóa (Dấu hóa là gì?)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


☠ Home | ✯ Diễn đàn | ✡ Download | ☣ Nấu ăn | ☢ Video | ☪ Truyện cười | ♘ Mẹo vặt | ✉ Hỗ trợ | ✉ Tin nhắn | Đăng ký | Đăng nhập

BOX ADMIN