[ Tin nhắn mới · Thành viên · Nội quy diễn đàn · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum moderator: Administrators  
Diễn đàn » Thư Viện Pháp Luật Việt Nam » Luật Lao Động - An Toàn Vệ Sinh Lao Động » Tư vấn - Giải đáp về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (An Toàn Vệ Sinh Lao Động)
Tư vấn - Giải đáp về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Administrators
Data: Thứ tư, 2015-09-23, 8:15 AM
Offline
Bài viết: 71
Tư vấn - Giải đáp về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệpHỏi:
Hỏi về tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp


Tra lời theo thông tư của luật AN-VSLĐ

* Hỏi: Thế nào được gọi là tai nạn? tai nạn lao động?

Trả lời: 
- Được gọi là tai nạn, theo "Đại từ điển tiếng Việt" của Nhà xuất bản văn hoá thông tin tại trang 1482 dòng thứ 21 từ trên xuống.
- Tai nạn lao động được định nghĩa tại điểm 2.1 của Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Cụ thể:a, Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (kể cả thời gian giải quyết các nhu cầu cần thiết trong thời gian làm việc theo Bộ Luật Lao động quy định như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc).
b. Tai nạn được coi là tai nạn lao động trong các trường hợp sau:
- Tai nạn xảy ra trên tuyến đường đi và về trực tiếp giữa nơi làm việc và:
+ Nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người lao động.
+ Nơi người lao động đến nhận tiền lương, tiền công.
- Tai nạn xảy do những nguyên nhân khách quan như: thiên tai, hoả hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động hoặc không xác định được người gây ra tai nạn xảy ra tại nơi làm việc. 
Tất cả những trường hợp trên phải được thực hiện ở địa điểm và thời gian hợp lý.
c. Tai nạn lao động được chia thành 3 loại:
+ Tai nạn lao động chết người: là tai nạn lao động dẫn đến chết người (chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn; chết trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian đang điều trị; chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra, …).
+ Tai nạn lao động nặng: người bị tai nạn bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này.
+ Tai nạn lao động nhẹ: là những tai nạn lao động không thuộc 2 loại tai nạn lao động nói trên.
* Hỏi: Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội bao gồm những bệnh gì?


Trả lời: Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội bao gồm:
Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản
1.1. Bệnh bụi phổi-Silic nghề nghiệp 
1.2. Bệnh bụi phổi Atbet (Amiăng) 
1.3. Bệnh bụi phổi bông 
1.4. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp 

Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp
2.1. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì 
2.2. Bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất đồng đẳng của benzen 
2.3. Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất của thuỷ ngân 
2.4. Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan 
2.5. Bệnh nhiễm độc TNT (trinitro toluen) 
2.6. Bệnh nhiễm độc asen và các chất asen nghề nghiệp 
2.7. Nhiễm độc chất Nicotin nghề nghiệp 
2.8. Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp 

Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý
3.1. Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ 
3.2. Bệnh điếc do tiếng ồn 
3.3. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp 
3.4. Bệnh giảm áp mạn tính nghề nghiệp
Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp
4.1. Bệnh sạm da nghề nghiệp 
4.2. Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc 

Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp
5.1. Bệnh lao nghề nghiệp 
5.2. Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp 
5.3. Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira nghề nghiệp.Ngoài những bệnh nghề nghiệp trên, vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 27/2006 ngày 21/9/2006 bổ sung 04 bệnh nghề nghiệp vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, gồm:
- Bệnh hen phế quá nghề nghiệp
- Nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp
- Bệnh nốt dầu nghề nghiệp
- Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp.
* Hỏi: Ngoài trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng, người lao động được hưởng thêm những quyền lợi gì?

Trả lời: Ngoài trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng, người lao động được hưởng những quyền lợi sau đây:
- Nếu nghỉ việc, thì được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội trả;
- Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp làm giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù hai mắt, cụt hai chi, tâm thần nặng, hàng tháng được phụ cấp phục vụ bằng 80% mức lương tối thiểu;
- Người lao động bị tai nạn lao dộng, bệnh nghề nghiệp làm tổn thương các chức năng hoạt dộng chân, tay, tai, mắt, răng, cột sống.... được cung cấp phương tiện trợ giúp cho sinh hoạt phù hợp với các tổn thất chức năng theo niên hạn;

- Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp 1 lần hoặc hàng tháng. Khi vết thương tái phát được cơ quan bảo hiểm xã hội giới thiệu đi giám định lại mức độ suy giảm khả năng lao động do thương tật;
- Người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 1 lần hoặc hàng tháng, nếu đủ điều kiện thì được hưởng chế độ hưu trí.* Hỏi: Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm gì khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?

Trả lời: Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm trả các khoản chi phí y tế và tiền lương từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Sau khi điều trị ổn định thương tật, người sử dụng lao động có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp cho người bị tai nạn lao động.* Hỏi: Đề nghị hướng dẫn khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động.

Trả lời: Việc khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động được hướng dẫn tại Thông tư Liên tịch số 14/2005/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ban hành ngày 08/3/2005. Hiện Thông tư đã có trên trang Web An toàn vệ sinh lao động mục Văn bản mới.* Hỏi: Những tai nạn lao động không gây hại đến người lao động mà chỉ là va chạm xe máy, thiết bị có cần khai báo tai nạn lao động đến Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội không?

Trả lời: Nội dung quý bạn đọc hỏi đã được hướng dẫn tại mục II Thông tư số 14/2005/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 08/3/2005 hướng dẫn việc khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động. (Thông tư này đã được đăng tải trên trang Web An toàn vệ sinh lao động).* Hỏi: Trường hợp người lao động đang quét nhà thì bị đau tim (bị bệnh tim tiền sử từ những năm còn nhỏ, khi đến tuổi lao động thì không thấy bệnh xuất hiện trở lại đến trước thời điểm bị chết) , khi chuyển đến bệnh viện bị chết trên đường, (theo kết luận của Bác sỹ là bị đột tử do đau tim) có được gọi là tai nạn lao động không?.
Trả lời: Tại điểm 2.1 của Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT- TLĐLĐVN ngày 08/3/2005 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Tổng liên đoàn lao động Việt Nam thì trường hợp này không được gọi là tai nạn lao động.* Hỏi: Một doanh nghiệp có trụ sở chính ở Hà Nội, nhưng các đơn vị thành viên lại hoạt động tại nhiều địa phương trong cả nước. Vậy doanh nghiệp này phải báo cáo về tình hình tai nạn lao động như thế nào? Nếu không xảy ra tai nạn lao động có phải báo cáo không?

Trả lời: Những vấn đề mà bạn đọc hỏi đã được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 1 và Khoản 4 Mục II Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 08/3/2005 “Hướng dẫn việc khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động”. Bạn đọc có thể tìm đọc Thông tư liên tịch này tại trang Web An toàn vệ sinh lao động - Mục "Văn bản mới" để nắm được hướng dẫn chi tiết.* Hỏi: Tai nạn lao dộng xảy ra do lỗi của người lao động thì người lao động sẽ được hưởng trợ cấp như thế nào?

Trả lời: Tai nạn lao động xảy ra do lỗi của người lao động thì người lao động sẽ được trợ cấp từ phía người sử dụng lao động như hướng dẫn tại điểm 2 mục II (chế độ bồi thường, trợ cấp) của Thông tư số 10/ 2003/TT-BLĐTBXH ngày 18/4/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội “Hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”. Ông/Bà có thể vào mục “Văn bản pháp quy” của Website này để xem nghiên cứu cụ thể mức trợ cấp./.* Hỏi: Trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động do cơ sở khác gây ra hoặc ngoài phạm vi doanh nghiệp mà do lỗi của người khác gây ra thì việc bồi thường và trợ cấp tai nạn lao động cho người lao động bị tai nạn lao động thực hiện như thế nào? Trước đây, điểm 3 mục II Thông tư số 19/LĐTBXH-TT ngày 08/8/1997 (đã bãi bỏ) có hướng dẫn giải quyết trường hợp này nên cần được giữ nguyên. 
(Phạm Hữu Vàng, Công ty Lắp máy và Xây dựng 69-1, 112 Trần Hưng Đạo , thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh)

Trả lời:

1- Trường hợp “Người lao động bị tai nạn lao động do cơ sở khác gây ra” cần căn cứ vào biên bản điều tra tai nạn lao động, căn cứ những thoả thuận, cam kết (nếu có) của hai cơ sở (cơ sở quản lý người bị tai nạn lao động và cơ sở để xẩy ra tai nạn), để phối hợp giải quyết hậu quả, thực hiện chế độ bồi thường hoặc trợ cấp cho người bị tai nạn lao động.

2- Trường hợp “Đối với người lao động bị tai nạn lao động ngoài phạm vi doanh nghiệp mà do lỗi của người khác gây ra”, theo ý kiến bạn đọc nên giữ nguyên quy định tại Điểm 3, mục II của Thông tư số 19/LĐTBXH-TT, ngày 02/8/1997 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (đã bãi bỏ); xin trao đổi như sau: Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH, ngày 18/4/2003 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội “Hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp” chỉ hướng dẫn trách nhiệm của các bên theo mối quan hệ lao động mà Bộ luật Lao động điều chỉnh, không hướng dẫn giải quyết mối quan hệ dân sự do Bộ luật Dân sự điều chỉnh như quy định tại Điểm 3, mục II của Thông tư số 19/LĐTBXH-TT, ngày 02/8/ 1997 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã quy định trước đây.
* Hỏi: Trường hợp người lao động đã đeo dây an toàn nhưng trong lúc leo cao bị trượt chân và té ngã. Vậy người lao động có được bồi thường không? Ai là người chị trách nhiệm?

Trả lời: 
Người lao động thực hiện nhiệm vụ lao động do người sử dụng lao động phân công mà nhiệm vụ đó phải thực hiện trên cao (phải leo cao) đã đeo dây an toàn nhưng trong lúc leo cao bị trượt chân té ngã (tai nạn lao động) thì tất nhiên là phải được bồi thường do bị tai nạn lao động. Người chịu trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động là người sử dụng lao động.
* Hỏi: Theo qui định của Bộ Luật lao động: Người lao động có quyền ký kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động, nhưng việc tham gia BHXH chỉ thực hiện 01 đơn vị. Khi bị TNLĐ tại đơn vị không tham gia BHXH thì người lao động có được cơ quan BHXH thanh toán các chế độ TNLĐ hay không (TNLĐ dẫn đến chết người có kết luận điều tra của Đoàn điều tra TNLĐ)

Trả lời: 
Người lao động ký kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng việc tham gia BHXH chỉ thực hiện ở 01 đơn vị thì khi người lao động bị TNLĐ tại đơn vị không tham gia BHXH sẽ không được cơ quan BHXH thanh toán các chế độ TNLĐ, nhưng người sử dụng lao động phải trả cho người lao động một khoản tiền ngang với mức quy định trong Điều lệ BHXH thay cho cơ quan Bảo hiểm xã hội (Khoản 2, Điều 107 Bộ luật Lao động). Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3, Điều 107 Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động còn có trách nhiệm bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động với mức bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Mục II, Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày 18/4/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
* Hỏi: Xin cho biết quy định chi tiết về việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho người lao động. Chúng tôi là công ty sản xuất hàng may mặc, theo Quyết định số 1629 và 1152, có một số công việc được xếp nặng nhọc, nhưng theo Thông tư số 13/BYT-TT ngày 24/10/1996 của Bộ Y tế, việc khám sức khỏe phải được thực hiện 6 tháng 1 lần cho lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Nếu chúng tôi thực hiện khám sức khỏe 1 năm 1 lần cho người lao động, như vậy có vi phạm pháp luật lao động không?

Trả lời:
 Điểm 3.2.2, Thông tư số 13/BYT-TT ngày 24/10/1996 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp quy định: “Hàng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề. Đối với các đối tượng làm công việc nặng nhọc, độc hại phải tổ chức khám sức khỏe 6 tháng 1 lần.” Như vậy, trong trường hợp của quý công ty:
- Đối với những người lao động làm việc tại công ty mà không thuộc đối tượng làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nếu công ty tổ chức khám sức khỏe 1 năm 1 lần thì không vi phạm pháp luật;
- Còn đối với những người lao động làm việc tại công ty mà thuộc nhóm đối tượng làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nếu công ty chỉ tổ chức khám sức khỏe 1 năm 1 lần là trái với quy định của pháp luật.
* Hỏi: Muốn thực hiện chế độ bồi dưỡng nặng nhọc độc hại cho công nhân sản xuất Dược phẩm trong nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP thì thực hiện theo văn bản nào?

Trả lời:
 Thực hiện theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 10/1999/TTLT-BALĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 17/3/1999 hướng dẫn chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
* Hỏi: Xin cho biết về việc thực hiện chế độ trợ cấp độc hại có áp dụng cho các Công ty Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài không? Nếu có, thì thực hiện theo điều luật nào?

Trả lời:
 Do vấn đề quý bạn đọc hỏi không rõ nội dung chúng tôi không thể trả lời cụ thể. Hiện nay, chế độ giành cho người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại theo các văn bản hiện hành như sau:
- Chế độ phụ cấp độc hại tính theo lương quý bạn đọc vui lòng hỏi Vụ Tiền lương - Tiền công thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn chi tiết.
- Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại: bạn đọc có thể tìm đọc Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17/3/1999.
Theo: laodongxahoionline.vn



★★★★★ Tôi muốn thử thách chính mình ★★★★★
 
Diễn đàn » Thư Viện Pháp Luật Việt Nam » Luật Lao Động - An Toàn Vệ Sinh Lao Động » Tư vấn - Giải đáp về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (An Toàn Vệ Sinh Lao Động)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


☠ Home | ✯ Diễn đàn | ✡ Download | ☣ Nấu ăn | ☢ Video | ☪ Truyện cười | ♘ Mẹo vặt | ✉ Hỗ trợ | ✉ Tin nhắn | Đăng ký | Đăng nhập

BOX ADMIN