[ Tin nhắn mới · Thành viên · Nội quy diễn đàn · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum moderator: Administrators  
cách tìm hợp âm cơ bản p3
Duy-Thanh
Data: Thứ năm, 2015-09-10, 6:33 PM
Offline
Bài viết: 7
hop am co ban, cach tim hop am, hoc hop am
Cách tìm hợp âm cơ bản ,sau đây là phần 3 bài viết giới thiệu về hợp âm Phần 3:

Hợp âm chuyển tiếpTôi đặt phần này riêng ra 1 mục vì 1 lý do : các hợp âm chuyển tiếp được sử dụng rất linh hoạt, nó được sử dụng để làm cho bài nhạc thêm phong phú và uyển chuyển trong diễn tấu và hiệu quả âm thanh mà nó đạt được cũng rất to lớn. Hợp âm chuyển tiếp được có thể được sử dụng ở bất kỳ câu nào, đoạn nào trong 1 bài nhạc cũng được, và chúng thường là hợp âm trưởng (như C, D, E, F…) hoặc trưởng + 7 (VD : C7, D7, E7…) dùng để chuyển tiếp từ 1 hợp âm này sang 1 hợp âm khác.

VD : kết thúc câu nhạc 1 là hợp âm C và hợp âm bắt đầu của câu nhạc thú 2 là F thì chúng ta có thể hoàn toàn nghĩ đến việc sử dụng hợp âm C7 để làm hợp âm chuyển tiếp và sẽ chơi nó trong khoảng nghỉ giữa 2 câu nhạc. Tương tự như vậy, hợp âm chuyển tiếp từ G lên C sẽ là G7, từ Am lên Dm sẽ là A (hoặc A7)… Tôi chỉ nhắc đến khía cạnh nhỏ trong việc dùng hợp âm chuyển tiếp, 1 cách phổ biến nhất là dùng chúng khi kết thúc 1 câu hoặc 1 đoạn nhạc mà hợp âm của câu nhạc tiếp theo có xu hướng LÊN so với hợp âm kết thúc của câu trước như ở ví dụ trên. Khi các bạn đã chơi đàn lâu và có nhiều kinh nghiệm, tôi tin chắc rằng các bạn sẽ có cách sử lý vấn đề hợp âm chuyển tiếp này 1 cách hay hơn, linh hoạt hơn. Thậm chí có thể chơi cả 1 tổ hợp hợp âm chuyển tiếp chứ không phải là chỉ là 1 hợp âm.

VD : Bạn chơi 1 bản nhạc ở giọng C, khi kết thúc 1 câu ở hợp âm G và hợp âm đầu tiên của câu sau là C, bạn có thể dùng 1 hợp âm G7 để quay về C, hoặc chơi hẳn 1 tổ hợp Am – Bm liên tục trước khi quay về C (thử vẩy G – Am – Bm – C mỗi thứ 1 phát xem nó ra làm sao đi, bạn sẽ thấy thế nào là tổ hợp hợp âm chuyển tiếp, hoặc F – Ab – Bb – C cũng là 1 ví dụ điển hình).

Trên đây là toàn bộ những gì tôi muốn chia sẻ với các bạn trong việc tìm hợp âm cho 1 bài hát, các bạn nên tập cho mình thói quen tự tìm hợp âm theo những bài dễ và không có đoạn chuyển tông nào trong bài, sau đó sẽ nâng cao dần. Cứ tìm hợp âm cho tốt ở Tone C- Am trước cho dễ, sau đó nếu thấy hát ở Tone đó mà không hợp giọng thì dùng bảng chuyển tông ở trên kia mà dịch tất cả cá hợp âm vừa tìm được về đúng giọng mà mình có thể hát được là xong. Phía trong 2 cái bảng thô sơ tôi vừa vẽ ở trên còn ẩn chứa khá nhiều điều thú vị về quy luật của âm thanh cũng như quy luật của hợp âm, xin được mạn phép nói rằng âm nhạc hoàn toàn có quy luật của nó đấy.

Các bạn hãy thử nghiên cứu và tìm hiểu thêm về mối liên quan giữa chúng nhé, tôi sẽ để dành phần đó cho các bạn chứ không nói ra thêm nữa, chỉ cần 1 chút tư duy, thậm chí là toán học là các bạn có thể nhận ra quy luật của chúng 1 cách rất rõ ràng, dễ nhớ và dễ áp dụng. Một bài viết không quá dài với 4 trang A4, nếu chỉ dựa vào đây mà có thể tự tìm được hợp âm ngay thì e là hơi thiếu thực tế, nhưng đọc thì dài chứ vận dụng thì chỉ vài thao tác là hết bài rồi, các bạn thực hành không mất quá 15 phút đâu. Có gì sai sót mong các bạn góp ý chân thành để chúng ta cùng tìm hiểu thêm và cùng nhau tiến bộ nhé.

Nguồn: hocorgan.com
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


☠ Home | ✯ Diễn đàn | ✡ Download | ☣ Nấu ăn | ☢ Video | ☪ Truyện cười | ♘ Mẹo vặt | ✉ Hỗ trợ | ✉ Tin nhắn | Đăng ký | Đăng nhập

BOX ADMIN