[ Tin nhắn mới · Thành viên · Nội quy diễn đàn · Tìm kiếm · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum moderator: Administrators  
Phương pháp tìm hợp âm (cơ bản) part 2
Duy-Thanh
Data: Thứ năm, 2015-09-10, 6:42 PM
Offline
Bài viết: 7
hop am co ban, phuong phap tim hoc hop am
Phần 2:
Nguyên tắc trưởng và thứ trên cùng 1 Tone Người ta phân định như sau với các giọng trưởng và thứ trên cùng 1 tone : Giọng- Giọng trưởng Giọng thứ Đô trưởng – La thứ C – F – G Am – Dm – E Rê trưởng – Si thứ D – G – A Bm – Em – F# Mi trưởng – Đô thăng thứ E – A – B C#m – F#m – G# Fa trưởng – Rê thứ F – Bb – C Dm – Gm – A Sol trưởng – Mi thứ G – C – D Em – Am – B La trưởng – Fa thăng thứ A – D – E F#m – Bm – C# Si trưởng – Sol thăng thứ B – E – F# G#m – C#m – D# Ở tone Đô trưởng các bạn nhìn thấy trong “Giọng trưởng” tôi điền 3 hợp âm C – F – G , đây là 3 tông chính của 1 giọng trưởng tạo lên “cái khung xương” của bài nhạc, trong đó C là chủ âm, F là át âm và G là cảm âm, nhưng các bạn không cần quan tâm nhiều đến các cái khái niệm đó vì vấn đề chủ yếu của chúng ta bây giờ là cách vận dụng chúng ra sao thôi. Với các bài hát ở giọng trưởng, các bạn cứ dùng 3 hợp âm này là cũng có thể chơi hết được 1 bài nhạc, mặc dù nghe chưa hay lắm nhưng cũng chẳng sai mấy đâu, trừ trường hợp bài đó có đoạn chuyển tone sang 1 giọng khác…

Tương tự như vậy với giọng thứ, các bạn cũng có 3 hợp âm chính tạo lên cái xương của bài nhạc. Bây giờ để chơi bài nhạc đó cho hay và đúng hơn, các bạn cần tìm hiểu thêm 1 chút. Nguyên tắc tìm hợp âm của tôi rất đơn giản, chỉ là LÊN và XUỐNG. LÊN – XUỐNG ở đây không phải là về quãng hay cao độ của nốt nhạc hay hợp âm, mà chính là âm thanh của hợp âm đó tạo ra trên đàn và cảm nhận của chính mình khi nghe thấy âm thanh đó.

Tôi sẽ ví dụ cho các bạn bằng Tone Đô trưởng – La thứ. Bây giờ các bạn hãy cầm đàn lên, và thử đánh cho tôi 3 hợp âm C – F – G, sau đó các bạn so sánh giữa C – F, C – G, F – G là lên hay xuống (nhớ là về mặt âm thanh trực quan chứ không phải là về mặt nhạc lý nhé). Các bạn sẽ thấy F cao hơn C, C cao hơn G và F cao hơn G, cơ bản là như thế. Nhớ là nghe kỹ tiếng tổng thể của cả hợp âm nhé chứ đừng so sánh với Note vì 2 vấn đề này nó khác hẳn nhau đấy, hãy nghe sự “căng lên” hay “chùng xuống” của âm thanh khi hợp âm phát ra và so sánh chúng với nhau. Và hãy nhớ rằng chủ âm – hay Tone chính – vẫn là C nhé, để bây giờ chúng ta sẽ áp dụng thử luôn. VD : Bài LÀNG TÔI (Văn Cao) – Valse C (G7) C F C G C Làng tôi xanh bóng tre, từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ rung… F C F G C Đời yên vui, đồng quê yêu dấu, bóng cau với con thuyền 1 dòng sông. Khi hát lên các bạn sẽ thấy ở câu đầu tiên, chữ “tiếng” được hát cao hơn chữ “tre” về mặt âm thanh, và nằm ở phách mạnh, vì thế chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ đến việc chuyển hợp âm , cụ thể ở đây là F (như đã nói ở trên, F cao hơn C về mặt âm thanh trực quan khi chơi hợp âm). Ngay sau đó chữ “chiều” thấp xuống so với “tiếng” và lại quay trở về tone chính của bài là C. Đến chữ “chuông” thì lại thấp hơn với chữ “chiều” và nằm ở phách mạnh nên ta có thể nghĩ đến việc chuyển sang G….

Tương tự với các câu sau, các bạn sẽ thấy được sự LÊN – XUỐNG về mặt âm thanh của từng câu, đặc biệt được nhấn vào phách mạnh, là lúc chúng ta có thể chuyển hợp âm với nguyên tắc C – F –G đã được nói ở trên. Nguyên tắc trên cũng được áp dụng với giọng La thứ như sau : Am – Dm – E trong đó Am cao hơn E, Dm cao hơn Am và Dm cao hơn E. Các bạn có thể thử nghiệm với bài “Hà Nội mùa vắng những cơn mưa” để thấy được sự LÊN – XUỐNG của hợp âm, của âm thanh trên từng câu hát và áp dụng chúng hài hòa với nhau : Am E Am (A) Dm E Am Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa, cái rét đầu đông khăn em bay hiu hiu gió lạnh…

Tất cả những ví dụ trên có thể chưa hoàn toàn đúng và hay về mặt hợp âm, nhưng là các ví dụ rất điển hình về cái gọi là sự LÊN – XUỐNG về mặt âm thanh và áp dụng chúng trong việc tìm hợp âm cho bài nhạc. Nếu các bạn muốn tìm hợp âm cho đúng hơn và hay hơn, thì trước hết hãy nắm vững những nguyên tắc trên đã, rồi sau đó tôi sẽ nói với các bạn tiếp phần khó hơn 1 chút. Cái này phụ thuộc vào nhạc cảm của từng người.

Tại sao người ta lại phân ra giọng Đô trưởng – La thứ (C -Am), F – Dm, G- Em… vì đơn giản 1 điều là âm thanh của 2 hợp âm này khi đánh nên nghe rất GẦN nhau (tôi chả biết dùng tù gì để diễn tả thay cho chữ GẦN cả), không tin các bạn thử đánh 2 hợp âm C – Am7 hoặc F – Dm7 rồi nghe âm thanh của nó xem, khá GẦN nhau. Âm thanh của Am7 có vẻ chùng xuống hơn 1 chút so với C nhưng không đủ chùng xuống như G so với C được, vì thế tôi nói chúng GẦN nhau. Vậy thì, ở giọng C – Am, những đoạn mà chúng ta cho rằng nó LÊN so với C – Am thì chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ đến F hoặc Dm (tươi sáng thì dùng F, mềm mại dịu dàng thì dùng Dm), nếu cho rằng nó xuống thì có thể nghĩ đến G hoặc E hoặc Em (tươi sáng thì G, mềm mại thì Em) lên xuống lên C (Am) ——- F (Dm ) ——— G (Em) ———- C (Am) Nếu tinh tế thêm 1 chút nữa thì ta có thể phân tích thêm để dùng hợp âm chuẩn hơn nữa về cái sự LÊN XUỐNG với các hợp âm GẦN nhau như sau : xuống xuống lên lên C ——– Am7 ——–Am ——– Am7 ——– C Tương tự như thế với F – Dm7 – Dm , G – Em7 – Em…. Đấy là lý thuyết, còn thực tế áp dụng thì các bạn cần phải luyện tập thật nhiều để nâng cao sức cảm nhận của chính mình, quen thuộc với âm thanh của các hợp âm, chỉ có như vậy mới có thể nâng cao kỹ năng tìm hợp âm một cách nhanh chóng và chính xác, thậm chí chả cần ngồi dò dẫm trên đàn mà chỉ nghe bài nhạc lần đầu tiên cũng có thể tượng tượng được ra là bài đó đang chơi những hợp âm gì rồi.
Nguồn: hocorgan.com
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


☠ Home | ✯ Diễn đàn | ✡ Download | ☣ Nấu ăn | ☢ Video | ☪ Truyện cười | ♘ Mẹo vặt | ✉ Hỗ trợ | ✉ Tin nhắn | Đăng ký | Đăng nhập

BOX ADMIN